Công ty Cổ phần ong mật Daklak

02/04/2011 10:59:30 CH
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Quy chế hoạt động của công ty
Mục đích hoạt động của Công ty là sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển các hoạt ñoäng đầu tư nuôi ong lấy mật, thu mua chế biến mật ong, sáp ong và sữa ong chúa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.Thu mua chế biến xuất khẩu cà phê nông sản, phục vụ cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

QUY CHẾ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

CÔNG TY CỔ PHẦN ONG MẬT DAK LAK

(Ban hành kèm theo Quyết định số002QĐ/HĐQT ngày 28tháng 02năm 2008của Hội đồng quản trị Công ty cổ phầnOng mật Dak Lak)

 

Điều 1. VAI TRÒ – VỊ TRÍ CỦA CÔNG TY :

1.1. Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak là đơn vị sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các sản phẩm Ong mật, được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.

1.2. Hoạt động kinh doanh của công ty: Theo luaät Doanh nghiệp, theo Điều lệ của Công ty và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1.3. Mục đích hoạt động của Công ty là sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, không ngừng phát triển các hoạt ñoäng đầu tư nuôi ong lấy mật, thu mua chế biến mật ong, sáp ong và sữa ong chúa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.Thu mua chế biến xuất khẩu cà phê nông sản, phục vụ cho lĩnh vực hoạt động kinh doanh nhằm tối đa hoá lợi nhuận, nâng cao giá trị Công ty và không ngừng cải thiện đời sống, điều kiện làm việc, thu nhập cho người lao động, đồng thời làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

1.4. Công ty CP Ong mật Dak Lak là đơn vị sản xuất kinh doanh và hạch toán độc lập.Tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình.

1.5. HĐQT Công ty quyết định chiến lược, các biện pháp đầu tư phát triển và quản lý mọi mặt hoạt động của Công ty.

Điêu 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN

2.1 Phòng Tổ chức - Hành chính.

2.1.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ CBNV cho các cấp quản lý,  các bộ phận trong công ty.

2.1.2. Lập kế hoạch lao động, tuyển dụng nhân sự đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng để bố trí sử dụng lao động có hiệu quả.

2.1.3. Tổ chức, đào tạo về kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng quản lý cho CBCNVvà người lao động.

2.1.4. Quản  lý  lao động, ngày công, thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với nhân sự trong công ty.

2.1.5. Đánh giá năng lực, thành tích CBCNV để phục vụ công tác tiền lương, công tác đào tạo, công tác quy hoạch phát triển nhân sự.

2.1.6. Xây dựng và áp dụng các chế độ, chính sách đối với người lao động thích hợp và đúng các quy định của pháp luật.

2.1.7. Quy hoạch phát triển nhân sự để nâng cao khả năng và hiệu quả của bộ máy tổ chức. 

2.1.8. Tổ chức thực hiện công tác hành chính quản trị, công tác lễ tân phục vụ cho ban lãnh đạo Công ty và khách đến Công ty.

2.1.9. Bảo vệ an toàn tài sản tại văn phòng Công ty và tổ chức, huấn luyện, kiểm tra, đôn đốc công tác PCCC trong pham vi tòan Công ty.

2.1.10. Tổ chức thực hiện công tác hành chính tổng hợp, công tác văn thư lưu trữ hồ sơ, tài liệu an toàn, bảo mật, thuận tiện khi sử dụng và khi kiểm tra, kiểm soát.

2.1.11. Thực hiện chính sách xã hội đối với người lao động theo đúng quy định của pháp luật.

2.1.12. Quản lý tài sản thuộc thiết bị văn phòng, mua sắm văn phòng phẩm nhằm sẵn sàng phục vụ cho bộ máy hoạt động trong toàn Công ty.

2.1.13. Theo dõi, ñoân ñoác việc ban hành hệ thống quản lý ISO 9001:2000 trong toàn Công ty

2.1.14. Kết hợp với các phòng ban, các bộ phận và các chi nhánh trong công ty, hoàn thiện các hạn mục kinh tế kỹ thuật phục vụ SXKD

2.2 Phòng Kế toán :

  2.2.1 Quản lý và sử dụng các nguồn vốn trong Công ty có hiệu quả.

2.2.2 Tổ chức việc ghi chép cập nhật, tính toán, phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời đúng chế độ kế toán thống kê theo hệ thống sổ sách, biểu mẫu đúng quy định Pháp luật.

2.2.3 Hướng dẫn kiểm tra, giám sát các hoạt động kế toán trong toàn Công ty liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và các đơn vị khác có quan hệ nghiệp vụ kinh tế, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động tiêu cực, lãng phí, vi phạm chế độ Kế toán - Tài chính.

2.2.4 Tập hợp, cung cấp số liệu cần thiết cho việc thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính, XDCB, tình hình thu chi tài chính, giá thành và các mặt công tác liên quan khác trong Công ty.

2.2.5 Tổ  chức  hạch  toán  kế toán các hoạt  động SXKD, phân tích  đánh  giá hoạt động kinh tế của Công ty.

2.2.6 Thực hiện việc thanh quyết toán đầy đủ, kịp thời và thông tin báo cáo đúng quy định của Nhà nước.

2.2.7 Thống kê và hướng dẫn nghiệp vụ thống kê ghi chép ban đầu cho các bộ phận trong Công ty và tổ chức thực hiện chế độ hạch toán thống nhất. 

2.2.8 Theo dõi  cập nhật  kế toán tiêu thụ  sản phẩm hàng ngày, thông qua số liệu thống kê để nắm rõ tình hình hoạt động của Công ty, đề xuất các biện pháp, thông tin phản ánh kịp thời cho ban Giám đốcvà các đơn vị liên quan trong Công ty.

2.2.9 Kiểm tra việc thực hiện chế độ thống kê, luân chuyển chứng từ, báo cáo ở các bộ phận trong Công ty.

2.2.10 Cập nhật kiến thức mới trong lĩnh vực có liên quan đến công tác quản lý tài chính góp phần xây dựng công tác quản lý điều hành Công ty.

2.2.11. Kết hợp các phòng ban, các bộ phận và các chi nhanh trong Công ty để hoàn thiện các hạnh mục kinh tế kỹ thuật phục vụ cho SXKD.

2.2.12 Báo cáo thống kê đầy đủ theo quy định.

2.3 Phòng Kế họach  - Kinh doanh  :      

2.3.1 Phân tích môi trường kinh doanh, nghiên cứu thị trường, xác định thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng, thị trường tiêu thụ sản phẩm nói chung để có định hướng chiến lược trước mắt và lâu dài.

2.3.2 Xây dựng chiến lược cạnh tranh và phát triển, lập kế hoạch kinh doanh trong từng thời kỳ, từng khu vực trong cả nước và thị trường nước ngoài.

2.3.3 Xây dựng  và  thực hiện  chiến lược  quảng cáo, quảng bá thương  hiệu và sản phẩm của Công ty.

2.3.4 Xây dựng và thực hiện các chương trình khuyến mãi, hội chợ  . . . để mở rộng thị trường, tăng doanh thu.

2.3.5 Thực hiện các chương trình tài trợ, quan hệ cộng đồng để quảng bá Công ty và sản phẩm.

2.3.6 Đo lường sự thỏa mãn của khách hàng.

2.3.7 Xây dựng chính sách bán hàng mang tính khả thi và phù hợp với từng thời kỳ.

2.3.8  Quy  hoạch,  tổ  chức  hệ thống  phân  phối sản  phẩm phù hợp  với  chiến  lược phát triển kinh doanh.

2.3.9 Bán hàng qua kênh phân phối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng mua hàng.

2.3.10 Đầu tư và quản lý công nợ khách hàng đầy đủ và kịp thời để bảo đảm an toàn  nguồn vốn của Công ty.

2.3.11 Chăm sóc và phục vụ khách hàng theo đúng chính sách của Công ty nhằm hỗ trợ tích cực cho khách hàng trong việc hợp tác kinh doanh với Công ty.

2.3.12 Tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị trường, tăng doanh số, đa dạng hóa các mặt hành, các sản phẩm

2.3.13 Lập kế hoạch sản xuất phù hợp với năng lực sản xuất thực tế và đáp ứng yêu cầu giao hàng. 

2.3.14 Cân đối vật tư đầu vào để chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng phục vụ kịp thời cho sản xuất. 

2.3.15 Lập kế hoạch và thực hiện mua, bán hàng (trong và ngoài nước) theo đúng nhu cầu và phù hợp với thông tin về tiêu chuẩn mua hàng.

2.3.16  Quản lý kho hàng, tuân thủ nội quy về kho hàng  để  đảm bảo sạch  sẽ,  an toàn, PCCC  thuận tiện và phục vụ tốt cho SXKD.

2.3.17 Quản lý việc lập chứng từ xuất nhập khẩu hàng hoá kịp thời, hợp pháp.

2.3.18 Lập các hợp đồng và thanh lý các hợp đồng kinh tế.

2.3.19 Cung  cấp vật  tư phục  vụ  sản xuất  theo đúng yêu cầu về  chất  lượng  và  số lượng.

2.3.20  Xây dựng định mức vật tư cho từng loại sản phẩm.

2.3.21 Phân tích, đánh giá đặc điểm sản phẩm, xu thế phát triển từng ngành hàng. 

2.3.22 Nắm bắt thông tin về nhu cầu, thị hiếu và yêu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm.

2.3.23 Thiết kế phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

2.3.24  Cải tiến sản phẩm hiện  có,  hướng  đến việc  đáp  ứng yêu cầu khách hàng nhưng vẫn phù hợp với công nghệ sản xuất và có tính kinh tế.

2.3.25 Triển khai chức năng chất lượng vào thiết kế và sản xuất.

2.4 Boä phaän KCS Kỹ thuật, kiểm nghiệm

2.4.1 Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà Công ty chọn.

2.4.2 Duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu lực và hiệu quả.

2.4.3 Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thống 2.4.4 Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, phương pháp đo lường và kiểm tra tiêu chuẩn mới.

2.4.5 Quy định các phương pháp thử nghiệm và kiểm tra chất lượng. 

2.4.6 Kiểm nghiệm nguyên  vật liệu, bán thành phẩm,  thành  phẩm.

2.4.7 Thực hiện công tác kiểm tra chất lượng sản phẩmđầu vào và đầu ra.

2.4.8 Triển khai  thực  hiện các quy  định về quản lý chất lượngvà hướng dẫn kỹ thuật nuôi ong và phương pháp lấy mật.

 2.5  Các đội sản xuất:

Để phù hợp với công tác quản lý hiện nay đối với các trại nuôi ong trong công ty, công ty chia thành 4 đội sản xuất, nhiệm vụ của các đội sản xuất là:

2.5.1 Tổ chức sản xuất và khai thác sản phẩm ong mật trong phạm vi đội mình quản lý.

2.5.2 Tổ chức thu mua theo kế hoạch của công ty giao.

2.5.3 Tham mưu cho ban Giám đốc trong việc tổ chức sản xuất và khai thác sản phẩm ong.

2.5.4 Đầu tư vốncho sản xuất, thu hoàn vốn đầu tư, Quản lý và sử dụng vốn trong đội có hiệu quả.

2.6 Chi nhánh Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak tại TP Hồ Chí Minh:

Ngành nghề kinh doanh theo sự phân cấp của công ty, chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ sau:

2.6.1 Đầu tư nuôi ong lấy mật, tổ chức thu mua mật ong và các sản phẩm ong mật tại TP Hồ Chí Minhvà các miền Đông nam bộ.

2.6.2 Tập kết hàng hoá từ Công ty chuyển đến tinh lọc hạ thuỷ phần mật ong và chế biến các sản phẩm ong mật phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

2.6.3 Thực hiện các thủ tục xuất khẩu và nhập khẩu tại TP Hồ Chí Minh.

2.6.4 Kiểm nghiệm các sản phẩm ong mật tại TP Hồ Chí Minh.

2.6.5 Kết hợp với các phòng ban, các bộ phận và các chi nhánh trong công ty, hoàn thiện các hạn mục kinh tế kỹ thuật phục vụ SXKD

2.6.6 Hạch toán tài chính tại chi nhánh theo hình thức báo cáo.

2.6.7Quản lý và sử dụng vốn tại chi nhánh có hiệu quả.

2.7 Chi nhánh Công ty Cổ phần Ong mật Dak Lak tại tỉnh Bình Phước

Ngành nghề kinh doanh theo sự phân cấp của công ty, chi nhánh thực hiện các nhiệm vụ sau:

2.7.1  Đầu tư nuôi ong lấy mật, tổ chức thu mua mật ong và các sản phẩm ong mật tại tỉnh Bình Phước...

2.7.2 Thu mua, tập kết hàng hoá từ công ty chuyển đến tinh lọc hạ thuỷ phần mật ong và chế biến các sản phẩm ong mật phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

2.7.3 Thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu khi có sự uỷ quyền của Công ty.

2.7.4 Kết hợp với các phòng ban, các bộ phận và các chi nhánh trong công ty, hoàn thiện các hạn mục kinh tế kỹ thuật phục vụ SXKD

2.7.5 Hạch toán tài chính tại chi nhánh theo hình thức báo cáo.

2.7.6Quản lý và sử dụng vốn tại chi nhánh có hiệu quả.

2.8Các cửa hàng và Đại lý:

2.8.1 Tiêu thụ sĩ và lẽ các sản phẩm ong mật của Công ty.

2.8.2 giới thiệu quảng bá sản phẩm cho Công ty.

2.9Bộ phận thu mua:

2.9.1 Thực hiện việc thu mua theo kế hoạch thu mua được giao.

2.9.2 Trực tiếp quản lý bộ phận thu mua là Ban giám đốc công ty.

2.9.3 Quy định và chế độ thu mua được áp dụng theo quy định cụ thể của từng thời điểm kinh doanh.

ĐIỀU 3. CƠ CẤU TỔ CHỨC:

3.1. Sơ đồ tổ chức

3.2. Nhiệm vụ - Trách nhiệm - Quyền hạn : 

3.2.1. Hội đồng quản trị 

(Theo điều lệ Công ty và quy chế tổ chức họat động của HĐQT) 

3.2.2. Ban giám đốc 

(Theo điều lệ Công ty và quy chế tổ chức họat động của BGĐ) 

3.2.3. Các trưởng phòng chức năng, giám đốc chi nhánhvà các đơn vị sản xuất : 

- Trách nhiệm và quyền hạn của các trưởng phòng chức năng và trưởng các đơn vị sản xuất thể hiện trong quy định tổ chức hoạt động của mỗi bộ phận và trong các văn bản phân quyền khác do Giám đốc quy định.

- Về nguyên tắc các trưởng phòng chức năng và trưởng các đơn vị  sản xuất có quyền phân công công việc cho nhân sự thuộc bộ phận mình quản lý, phê duyệt các công việc thuộc phạm vi chức năng được giao.

- Trưởng phòng chức năng, trưởng các đơn vị sản xuất chịu trách nhiệm về kết quả công việc của bộ phận trước Giám đốc Công ty và pháp luật.

Điều 4. MỐI QUAN HỆ VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC :

4.1. Những mối quan hệ chủ yếu trong nội bộ công ty :

4.1.1. Nguyên tắc lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo :

Công tác lãnh  đạo và  chịu sự lãnh  đạo thực  hiện theo nguyên tắc: mỗi người chịu sự quản lý trực tiếp của cấp trên mình.

4.1.2. Các mối quan hệ : 

4.1.2.1. Quan hệ giữa Giám đốc và phó Giám đốc :

- Giám đốc là người quản lý điều hành cao nhất hàng ngày của Công ty

- Giám đốc chịu trách nhiệm trước HĐQT Công ty, trước pháp luật nhà nước

- Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những nhiệm vụ, công tác đã được phân công, đã được ủy quyền quyết định.

4.1.2.2. Quan hệ giữa Giám đốc, phó Giám đốc và các trưởng phòng chức năng, trưởng các đơn vị sản xuất :

- Giám đốc chỉ đạo về chủ trương, đường lối, định hướng cho phó Giám đốc và các trưởng bộ phận chức năng.

- Trong phạm vi được phân quyền, chỉ đạo của PGĐ đối với các trưởng bộ phận chức năng cũng có hiệu lực như chỉ đạo của Giám đốc.

- Khi cần thiết, Giám đốcchỉ đạo trực tiếp cho các cấp dưới của các bộ phận chức năng thì Giám đốc thông báo lại cho trưởng các bộ phận chức năng được biết.

- Các trưởng bộ phận chức năng là người giúp việc, trợ lý giúp việc tích cực cho BGĐ về chuyên môn nghiệp vụ của chức năng được phân công phụ trách.

- Các trưởng bộ phận chức năng báo cáo cho Giám đốc về kết quả công việc được phân công phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả công việc của bộ phận mình quản lý.

- Quan hệ giữa BGĐ với trưởng các bộ phận chức năng là mối quan hệ chỉ huy, chỉ đạo và chấp hành mệnh lệnh,  mỗi người dưới quyền phải chấp hành một  cách nghiêm chỉnh các chỉ đạo của Giám đốc ( trực tiếp hoặc thông qua hệ thống thông tin chính thức) về SXKD, công tác nhiệm vụ được phân công.

- Riêng kế toán trưởng, ngoài việc chấp hành chỉ đạo mệnh lệnh của Giám đốcnhư các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất khác còn được thực hiện một số nhiệm vụ quyền hạn theo Luật kế tóan và báo cáo với HĐQT khi ý kiến của mình trái với ý kiến chỉ đạo của Giaùm ñoác.

- Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất được quyền đề xuất lên Giám đốc để khen thưởng kỷ luật, bổ nhiệm, trả lương, chấm dứt HĐLĐ đối với nhân sự thuộc phạm vi quản lý..

- Các trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất cũng như CBCNV khác của Công ty được quyền đề đạt trình bày ý kiến của mình, hoặc tập thể trước quyết định của Giám đốc. Nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết  định của Giám đốc khi chưa có  ý kiến gì khác của Giám đốc hoặc ý kiến của cấp trên có thẩm quyền.

- Khi cấp dưới muốn đề xuất một vấn đề lên Giám đốc, cấp đưới phải tự đề xuất biện pháp giải quyết và chịu trách nhiệm với việc đề xuất ý kiến của mình. 

4.1.2.3. Quan hệ giữa các phòng ban nghiệp vụ :

- Là mối quan hệ phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công, cùng nhau hợp tác để thực hiện mục tiêu chung. Trong trường hợp chưa có sự thống nhất trong việc phối hợp thì quyết định của Giám đốc là ý kiến cuối cùng.

4.1.2.4. Quan hệ giữa các phòng nghiệp vụ với các đơn vị sản xuất : 

- Các phòng ban nghiệp vụ là những bộ phận tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong các chỉ đạo điều hành mặt chuyên môn tại Công ty đối  với đơn vị sản xuất. Mối quan hệ giữa  các phòng ban nghiệp vụ với đơn vị  sản xuất  là  mối quan hệ bình đẳng tôn trọng lẫn nhau.

- Các phòng nghiệp vụ có trách nhiệm hướng dẫn,  giúp đỡ phục  vụ về  công  tác chuyên môn theo chuyên nghành cho hoạt động  ở  các đơn vị  sản xuất. Các đơn  vị  sản  xuất có trách nhiệm cung cấp chính xác, trung thực số liệu, thông tin của đơn vị sản xuất cho các phòng ban chức năng.

- Thông qua CBCNV của các phòng ban, đơn vị sản xuất, lãnh đạo phòng ban, đơn vị sản xuất trực tiếp giải quyết các vướng mắc trong phạm vi quyền hạn của mình, vượt tầm hoặc những phát sinh mới chưa quy định thì phải báo cáo về P.TC-HC thực hiện kiểm tra giải quyết theo thẩm quyền được Giám đốc phân công.

4.2. Chế độ làm việc của BGĐ và các bộ phận chức năng.

4.2.1. Chế đố làm việc theo chương trình :

- Căn cứ vào công việc được phân công; chiều thứ 6 hàng tuần, các bộ phận lập báo cáo bằng văn bản trình Giám đốc hoặc PGĐ phụ trách về việc thực hiện nhiệm vụ trong tuần và kế họach công tác tuần tiếp theo của bộ phận mình.

- Giám  đốc  chỉ  đạo thực  hiện việc  tiếp khách. Tùy theo nội dung và  đối tượng khách, Giám đốc có thể ủy quyền cho PGĐ và các trưởng, phó phòng ban, trưởng các đơn vị sản xuất tiếp.

4.2.2. Chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất :

- Ban Giaùm ñoác, các trưởng bộ phận chức năng phải dành ít nhất 20% thời gian làm việc trong tuần để kiểm tra kiểm soát công việc của những người thừa hành.

- Giải quyết các công việc phát sinh, đột xuất theo yêu cầu SXKD.

4.2.3. Chế độ báo cáo của Giám đốc : 

- Giám đốcbáo cáo định kỳ với HĐQT theo quy định trong điều lệ Công ty.

-Mỗi quý một lần Giám đốc thông báo với cấp ủy, BCH Công đoàn về tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm đời sống và một số công tác khác để các tổ chức nắm bắt được, đóng góp ý kiến và phối hợp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

-Trong hội nghị CBCNV sơ kết, tổng kết năm: Giám đốc có trách nhiệm báo cáo tình hình SXKD, phương hướng kế hoạch, tình hình thực hiện thỏa ước lao động tập thể và giái đáp các ý kiến, kiến nghị, chất vấn của CBCNV Công ty. 

4.2.4. Chế độ giao ban do Giaùm ñoác, PGĐ chủ trì :

- Từ ngày mồng 1 hàng thángGiám đốc triệu tập họp giao ban tháng để nghe các đơn vị báo cáo kết quả SXKD trong tháng và bàn các biện pháp SXKD cho tháng sau. Thành phần dự họp là Ban Giám đốc; các trưởng, phó phòng ban và các đơn vị sản xuất, Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn

- Trong trường hợp PGĐ chủ trì họp thì PGĐ phải báo cáo lại Giám đốc những nội dung chính trong cuộc họp để Giám đốc nắm được và thống nhất chỉ đạo.

4.2.5. Chế độ tiếp xúc với CBCNV & khách hàng của Công ty : 

- Với CBCNV Công ty nếu  có  nguyện vọng  gặp Giám đốc thì  đăng ký phòng TC-HC. Trường hợp cấp bách, bất cứ thời gian nào đều có thể trực tiếp gặp Giám đốc hoặc PGĐ để giải quyết.

- Với khách hàng tùy theo tình hình cụ thể Giám đốc sẽ tổ chức tiếp xúc với khách hàng tại văn phòng Công ty hoặc tại các Chi nhánh, nhà phân phối, hoặc các đại lý ( không kể mở hội nghị khách hàng hàng năm).

4.3. Quy định phân cấp ký các văn  bản, giấy tờ trong Công ty.

4.3.1. Quy định chung :

Tất cả các giấy tờ, công văn, tài liệu, số liệu báo cáo của các phòng ban, đơn vị sản xuất trước khi trình Giám đốc, PGĐ để ban hành đều có chữ ký kiểm soát (ký nháy) của trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất bên lề trái chỗ nơi gởi của công văn, tài liệu . . . Nếu trưởng phòng, trưởng các đơn vị sản xuất vắng mặt thì phó phòng, phó trưởng các đơn vị sản xuất ký thay và chịu trách nhiệm với chữ ký của mình.

4.3.2. Quy định phân cấp ký các văn bản, tài liệu của Công ty :

(Thực hiện theo phân quyền của công ty trong từng thời kỳ)

5. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH :

5.1  Quy chế  tổ  chức  hoạt  động của  Công  ty  đã  đựơc  Hội đồng quản trị Công ty thông qua tại cuộc họp ngày 28tháng 02 năm2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. HĐQT Công ty giao cho Giám đốc tổ chức triển khai thực hiện quy chế này.

5.2 Các trưởng phòng ban, đơn vị sản xuất có trách nhiệm phổ biến nội dung quy  chế này đến các CBCNV trong đơn vị và tổ chức thực hiện quy chế này ở từng bộ phận.

5.3 Quy định tổ chức hoạt động của từng phòng ban, đơn vị sản xuất do trưởng bộ phận sọan thảo và trình Giám đốc duyệt để áp dụng.

5.4 Trưởng phòng TC- HC có trách nhiệm giám sát việc thực  hiện quy chế và đề xuất sóat xét sửa đổi sau một năm áp dụng.

5.5  Các phòng ban, đơn vị  sản xuất  trực  thuộc Công ty có trách nhiệm phối  hợp thực hiện quy chế này.

5.6 Việc  thay  đổi nội  dung  của  Quy  chế này phải được  Hội đồng quản trị Công ty họp  xét duyệt thông qua.

 

                                                     CÔNG TY CỔ PHẦN ONG MẬT DAK LAK

                                                                                    GIÁM ĐỐC

                                                                                        (Đã ký)

                                                                              LÊ THANH VÂN

Các bài khác
     

Giới thiệu